Thứ năm, 01/01/2015 | 00:00 GMT+7

Cơ hội cho tất cả là như nhau, ai cũng phải cố gắng nhưng tại sao bạn chấp nhận để bản thân thụt lùi

Đến một mức nào đó, bạn sẽ thấy dường như mình đang làm tốt hơn số đông những người xung quanh và không cần phải cải thiện thêm điều gì cả. Đó là lúc người khác sẽ vượt lên và bạn bị tụt lùi lại phía sau.


Garry Kasparov là một đại kiện tướng cờ vua - và cũng là cựu vô địch cờ vua thế giới. Trong vài thập kỷ qua, anh đã đánh bại hàng trăm người chơi cờ vua hạng nhất. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người coi Kasparov là một trong những người chơi cờ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Tuy nhiên, vào năm 1997, Kasparov thua một trò chơi cờ vua với máy tính. Câu chuyện của Kasparov chứng minh một điều rằng ai cũng có thể bị tụt lại phía sau và có những người khác, thậm chí là máy móc vượt lên trước bạn. Bây giờ hãy nhìn vào cách chúng ta và bạn bè xung quanh đang học tập mỗi ngày. Có rất nhiều người trong số họ nghĩ rằng họ đang làm tốt công việc của mình. Và có bao nhiêu người khác cũng nghĩ rằng họ đang làm tốt hơn mức trung bình và đã ngừng tìm cách để cải thiện bản thân? Đó chính là lí do họ bị tụt lùi, nhường vị trí dẫn đầu cho người khác.


Tại sao hiệu suất học tập nhanh có thể dẫn đến sự trì trệ

Có rất nhiều người mang trong mình nhiều ưu thế để học tập tốt như một trí nhớ siêu việt hơn mọi người, một khả năng tiếp thu kiến thức nhanh chóng. Với họ, việc học tập bất cứ điều gì trong cuộc sống dường như khá đơn giản.

Đến một mức nào đó, họ sẽ thấy dường như mình đang làm tốt hơn số đông những người xung quanh và không cần phải cải thiện thêm điều gì cả. Bản chất của con người thường có xu hướng tự nghỉ ngơi khi đã đạt đến một mức độ mong muốn nhất định, họ sẽ không muốn và cảm thấy việc tiếp tục trau dồi hơn nữa là điều không cần thiết.

Ví dụ, một nghệ sĩ dương cầm đã phải tập luyện rất nhiều năm, cho đến khi anh ta được chơi nhạc trong những dàn giao hưởng hàng đầu. Dường như không còn kỹ thuật nào khó hơn có thể thách đố anh ta nữa nên người nghệ sĩ này bắt đầu coi nhẹ việc luyện tập mỗi ngày. Kết quả là, những tài năng khác trở nên tài năng hơn, và lấy đi mất vị trí của anh ta.

Cơ hội cho tất cả là như nhau, ai cũng phải cố gắng nhưng tại sao bạn chấp nhận để bản thân thụt lùi - Ảnh 2.
Thế giới đang thay đổi liên tục. Một nghiên cứu gần đây dự đoán rằng một phần năm nhân viên tại Anh đang bị đe dọa mất việc làm bởi máy móc tự động hóa. Một người làm tốt công việc của họ ngày hôm nay, có thể bị thay thế bởi một máy tính hoặc robot vào ngày mai. Nếu dự đoán này trở thành sự thật, hàng triệu người sẽ mất đi công việc. Đây là một ví dụ thực tế về cách mọi người có thể tụt hậu khi họ ngừng học hỏi và tự cải thiện bản thân.

Khi bạn nghĩ rằng bạn đã học đủ, bạn bắt đầu bị bỏ lại phía sau.

Không có giới hạn trên nào cho việc bạn học bao nhiêu là đủ. Đạt đến hiệu suất "chấp nhận được" chỉ có nghĩa là bạn đang làm tốt. Nó không có nghĩa là bạn đang làm nó tốt nhất với khả năng hoặc tiềm năng của bạn.

Điều quan trọng nhất cần được lặp lại, chỉ cần bạn ngừng lại, người khác sẽ vượt lên.


Làm thế nào để bản thân không trở thành kẻ thụt lùi

Hãy làm những điều bạn không thể. Khi bạn nghĩ rằng bạn đang làm tốt một điều gì đó rồi, hãy tìm kiếm những gì bạn không thể làm và chưa từng làm - và sau đó hãy làm điều đó! Dưới đây là bốn điều quan trọng cần nhớ về việc đặt ra giới hạn của bản thân.

- Nếu bạn không bao giờ tự đẩy mình ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ không bao giờ tiến bộ.

- Ra khỏi vùng an toàn của bạn có nghĩa là cố gắng làm điều gì đó mà bạn không thể làm trước đây.

- Đôi khi bạn sẽ gặp nhiều khó khăn đó khiến bạn muốn bỏ cuộc. Hãy tìm mọi cách bằng việc tập trung vào cải thiện kỹ năng và kiến ​​thức, và sau đó thực hành chúng cho đến khi bạn thành thạo.

- Đừng ngại thử nghiệm. Bạn cần phải thử mới biết giới hạn bản thân ở đâu.

Đừng quên đặt cho mình những mục tiêu rõ ràng. Những người thành công trong học tập và công việc là những người có mục tiêu rõ ràng. Khi đặt một mục tiêu lớn, bạn cần chú ý đến các mục tiêu nhỏ, các bước để bạn thực hiện được mục tiêu lớn. Tại sao điều này cần thiết, vì mục tiêu lớn thúc đẩy bạn trong khi những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn đi đúng hướng.


Luôn luôn tiếp nhận phản hồi để cải thiện bản thân 

Những sự đánh giá khách quan từ bên ngoài sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về những gì bản thân đang làm. Đừng chỉ lao đầu về phía trước, bạn cần lắng nghe những góp ý và điều chỉnh cho phù hợp. Bạn có biết tại sao  máy tính có thể đánh bại con người trong ván cờ? Câu trả lời là những người lập trình máy tính đã luôn quan sát và thu thập phản hồi của con người trong quá trình thi đấu để cải tiến một phần mềm tốt nhất.
Việc học là mọt hành trình không có điểm dừng. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta khao khát học tập. Chúng ta liên tục tìm kiếm kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới. Tuy nhiên, khi đến một mức độ nào đó, chúng ta có xu hướng dừng lại vì nghĩ rằng mọi thứ đã đủ. Và tại thời điểm đó, bạn tụt lùi. Hãy nhớ rằng thế giới luôn xuất hiện những điều mới mẻ mỗi ngày nên việc học tập không bao giờ được phép kết thúc.

(Theo Leon Ho, Giám đốc thương hiệu Life Hack)

Các tin cũ hơn
Doanh nhân - Người phải tự thắp lửa cho mình! 2015-01-01
Bí Mật Luật Hấp Dẫn 2015-01-01
11 câu chuyện ngắn khiến bạn tỉnh ngộ về cuộc đời! 2015-01-01
4 điều xương máu mà tuổi trẻ thường bỏ qua, về già mới thấm thía 2015-01-01
Bill Gates: "Cuộc đời không chia thành các học kì và bạn sẽ không được nghỉ hè" 2015-01-01
20 câu nói truyền cảm hứng sẽ “vực” bạn dậy sau thất bại và giúp bạn chạm tay tới ước mơ của mình 2015-01-01
Sợ thiếu tiền, sợ không đủ giỏi, sợ khởi nghiệp thất bại: Này người trẻ, đến bao giờ mới thôi sợ hãi? 2015-01-01
Muốn thành công, phải trưởng thành: Người không muốn trưởng thành là người sợ đam mê, hèn nhát và sống tạm bợ 2015-01-01
Cách chắc chắn khiến chúng ta điên loạn là nhúng tay vào việc của người khác, muốn sống hạnh phúc hãy chỉ tập trung vào chuyện của mình 2015-01-01
5 thói quen xấu ngày càng phổ biến trong giới văn phòng: Từ bỏ ngay nếu không muốn “tự tay” huỷ hoại sức khoẻ 2015-01-01

Hỗ trợ
Chat ngay