Thứ hai, 13/04/2020 | 00:00 GMT+7

SSD Consumer VS SSD Enterprise - Cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ

Ổ cứng SSD được chia thành 2 loại với nhiều đặc điểm khác biệt gồm: SSD Consumer và SSD Enterprise. Vậy người dùng nên lựa chọn loại ổ cứng nào thích hợp? Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa SSD Consumer và SSD Enterprise mà bạn nên biết trước khi lựa chọn thiết bị ổ cứng hợp lý nhất cho mình.

MỤC LỤC:

 Ổ cứng SSD được lựa chọn khi người dùng thường xuyên làm việc với những tệp tin dung lượng lớn, làm việc liên tục - Cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ

Ổ cứng SSD được lựa chọn khi người dùng thường xuyên làm việc với những tệp tin dung lượng lớn, làm việc liên tục

Ổ cứng SSD ngày nay được nhiều người dùng lựa chọn nhằm nâng cao hiệu năng máy tính và bổ sung cho hệ thống lưu trữ. Ổ cứng SSD cũng được phân thành 2 loại là  SSD Datacenter (Consumer) hay SSD Enterprise (Server). Mặc dù cùng sử dụng chip flash từ 1 nhà cung cấp nhưng tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn loại ổ cứng phù hợp.

Gợi ý độc giả tìm hiểu thêm trong bài viết:

Ổ cứng SSD là gì?

 Ổ đĩa SSD có quy trình hoạt động tiện ích hơn so với HDD - Cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ

Ổ đĩa SSD có quy trình hoạt động tiện ích hơn so với HDD

Ổ cứng SSD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Solid-State Drive” là ổ đĩa thể rắn. Ổ cứng SSD là ổ đĩa thể rắn có chức năng tương tự như HDD, nhưng thay vì được phủ 1 lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu được lưu trữ trên các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả lúc ổ không được cung cấp điện.

Vì vậy mà dữ liệu có thể lưu trữ nhiều hơn. Đồng thời có thể lưu dữ liệu ngay cả khi không có điện.

Ổ đĩa SSD ra đời và phát triển từ những năm 70, 80 của thế kỷ 20. Mục đích ban đầu cải thiện những hạn chế của HDD như:

  • Dung lượng không lớn
  • Dễ bị mất dữ liệu khi cúp điện đột ngột cũng như tốc độ load chậm.

Tuy nhiên, lúc này hạn chế của SSD là giá thành tương đối cao. Mãi đến thế kỷ 21 mới được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Càng về sau, ổ đĩa SSD được cải tiến hơn, với sự ra đời của công nghệ bộ nhớ flash. Giá của SSD cũng cải thiện đáng kể so với ban đầu. Dần dần, SSD hình thành nhiều loại khác nhau. Người dùng có thể thoải mái lựa chọn tùy vào mục đích sử dụng. Nhờ khắc phục được những hạn chế của HDD cùng với giá thành được giảm đi đáng kể mà ổ đĩa SSD ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường, và được nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hiện nay.

So sánh ổ cứng SSD Consumer và SSD Enterprise

So sánh về độ bền

 Tùy theo môi trường sử dụng, người dùng cần chọn loại ổ cứng SSD phù hợp - cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ

Tùy theo môi trường sử dụng, người dùng cần chọn loại ổ cứng SSD phù hợp

Ổ cứng SSD lại được phân thành 2 loại là SSD ConsumerSSD Enterprise. Giữa 2 loại này có nhiều đặc điểm khác nhau. Ví dụ như: môi trường làm việc, tốc độ, giá thành cũng như hiệu suất,…

Theo đó, nếu Enterprise được sử dụng cho máy chủ chuyên dụng thì Consumer được áp dụng cho máy tính cá nhân thông thường. Nguyên nhân là  SSD Consumer sử dụng chuẩn công nghệ TLC với 3 bit trên mỗi cell (QLC với 4 bit trên mỗi cell). SSD Enterprise sử dụng công nghệ SLC với một bit trên mỗi cell (MLC 2 bit trên mỗi cell).

Về thời hạn sử dụng, ổ cứng SSD có tuổi thọ từ 3 - 10 năm tùy loại. Tuổi thọ của SSD Consumer hay SSD Enterprise có thể tương đương nhau. Điều này chỉ xảy ra khi người dùng có phương pháp sử dụng hợp lý. Tùy theo môi trường làm việc mà người dùng nên cân nhắc loại nào cho phù hợp nhất. Nếu loại ổ cứng không tương thích với môi trường làm việc, độ bền ổ cứng có thể bị giảm đi và không phát huy hết công suất của chúng. Đây là tiêu chí đầu tiên để có cách chọn ổ cứng SSD phù hợp cho máy chủ.

Khác biệt về hiệu suất và tốc độ

 Hiệu suất và tốc độ của ổ cứng SSD Consumer và Enterprise có sự khác biệt rõ rệt - cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ

Hiệu suất và tốc độ của ổ cứng SSD Consumer và Enterprise có sự khác biệt rõ rệt

  • Hiệu suất

Như đã đề cập trước đó, hiệu suất làm việc của 2 loại SSD cũng khác nhau. Enterprise được sử dụng cho máy chủ chuyên dụng thì Consumer được áp dụng cho máy tính cá nhân thông thường. SSD Enterprise là sự lựa chọn hoàn hảo cho cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ. Enterprise sẽ có hiệu suất lớn hơn và khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài.

  • Tốc độ

Vì mục đích và đối tượng sử dụng khác nhau, nên tốc độ của cả 2 loại ổ cứng này cũng có sự bất đồng với nhau. Như đã nói đến trước đó, một đặc điểm lớn của ổ cứng chính là năng lượng trong SSD không hoàn toàn dùng để hoạt động, mà một phần sẽ được dùng cho hệ thống điều khiển flash. Chính phần năng lượng dư lại này sẽ được tích trữ cho các giai đoạn sử dụng sau đó. 

Vì thế, ổ cứng SSD Enterprise với phần năng lượng còn dư lại nhiều cộng với khối lượng ổ cứng lớn hơn sẽ góp phần khiến cho tốc độ hoạt động của nó càng nhanh. Bên cạnh đó, một tính năng vượt trội của ổ Enterprise chính là tốc độ hoạt động luôn duy trì ở một mức độ nhất định, trái ngược với Consumer, có tốc độ giảm theo tỷ lệ nghịch với dung lượng sử dụng.

Giá thành

 Thông thường, giá thành của ổ cứng SSD Enterprise cao hơn nhiều so với SSD Datacenter  - cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ

Thông thường, giá thành của ổ cứng SSD Enterprise cao hơn nhiều so với SSD Datacenter 

Tiêu chí đánh giá quan trọng cuối của cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ là giá thành. Giữa 2 loại ổ cứng SSD Consumer và Enterprise cũng có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể là giá của Enterprise cao hơn nhiều lần so với Consumer.

Ví dụ, một sản phẩm ổ đĩa Enterprise có thể có giá thành lớn hơn gấp 2 đến 3 lần so với một ổ đĩa Consumer có cùng thiết kế, kiểu dáng. Do đó, những người dùng cá nhân nên lựa chọn ổ đĩa SSD Consumer để tiết kiệm chi phí. Trong khi các doanh nghiệp hay những người quản lý các máy chủ, hệ thống nên chọn dùng ổ cứng Enterprise để tương thích với môi trường sử dụng và duy trì tính ổn định lâu dài.

Cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ

 Ổ cứng SSD Enterprise là sự lựa chọn tối ưu nhất cho hệ thống máy chủ - cách chọn ổ cứng SSD cho máy chủ

Ổ cứng SSD Enterprise là sự lựa chọn tối ưu nhất cho hệ thống máy chủ

Dựa trên những đặc điểm trên, khi quản lý hệ thống máy chủ, các doanh nghiệp tốt nhất nên lựa chọn ổ cứng SSD Enterprise. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn ổ SSD Enterprise khi điều khiển máy chủ nhờ tính ổn định cao cũng như những lợi thế về mặt tốc độ, hiệu suất, dung lượng,…

Mắt Bão là dịch vụ chuyên cung cấp các dịch vụ Cloud Server – máy chủ ảo uy tín, được nhiều người lựa chọn và tin dung. Ưu điểm của Cloud Server tại Mắt Bão:

  • Được xây dựng trên nền tảng ảo hóa đám mây theo công nghệ Virtuozzo 7
  • Cụm máy chủ cực mạnh chính hãng Supermicro USA
  • Công nghệ lưu trữ Virtuozzo Storage sử dụng ổ cứng SSD Enterprise.

Nhờ đó mà hệ thống máy chủ tại đây đều đảm bảo lưu trữ dữ liệu an toàn tối đa. Cùng với tốc độ truy xuất nhanh và giảm thời gian downtime xuống đến mức thấp nhất.

Đặc biệt, tất cả máy chủ của Mắt Bão đều sử dụng ổ cứng SSD Enterprise chuyên dụng cùng tính năng SSD Caching. Nhờ đó mà đường mạng truyền tải dữ liệu Backend có thể lên tới 40Gbps cũng như hệ thống được tối ưu bảo mật và tăng tốc,…  Thêm nữa, tốc độ truy cập website khi sử dụng ổ cứng SSD Enterprise cũng nhanh hơn đến 10 lần so với máy chủ sử dụng các loại ổ cứng thông thường khác.

Tổng kết

Vì thế, nếu bạn là doanh nghiệp hoặc đang quản lý hệ thống máy chủ lớn thì tốt nhất bạn nên chọn ổ cứng SSD Enterprise hay còn gọi là SSD Server để có thể phát huy tối đa năng suất làm việc.

Nói tóm lại, mặc dù cùng là ổ cứng SSD nhưng giữa SSD Enterprise và SSD Consumer có nhiều điểm khác biệt mà trong đó điểm khác biệt tiêu biểu nhất chính là:

  • SSD Enterprise là ổ cứng chuyên dụng dành cho quản lý máy chủ
  • SSD Consumer thường được cá nhân bình thường sử dụng

Hy vọng qua bài viết này người dùng đã có cách chọn ổ cứng SSD phù hợp cho máy chủ của mình. Đặc biệt khi khách hàng lựa chọn giải pháp phù hợp khi quyết định thuê máy chủ giá rẻ.


Các tin cũ hơn:

GalaxyCloud hợp tác với Học viên ngoại giao phân tích dữ liệu Biển đông 2021-10-25
Hệ thống Theo dõi lộ trình và Quản lý Camera xe Toàn quốc, theo chuẩn 2021 Bộ giao thông 2021-10-20
Xem NVME kioxia fl6 series enterprise nvme gen 4 ssd slc 2021-09-25
Tạo Chứng chỉ Self-signed SSL certificate với nginx trên ubuntu 20.04.1 2021-09-23
Cài đặt SSH Key trên Server Rocky linux 8 2021-09-17
Cài đặt bảo mật cơ bản cho Server Rocky linux 8 2021-09-17
Cách cài Etherpad collaborative web editor trên ubuntu 20.04 2021-09-14
Cài đặt NodeJS trên Ubuntu 20.04 2021-08-09
Các Xu Hướng Công Nghệ Ngành F&B Bùng Nổ Trong Thời Gian Tới 2021-07-13
CẢNH BÁO NGUY CƠ TẤN CÔNG MẠNG VÌ LỖ HỔNG WINDOW TẠI VIỆT NAM 2021-06-29

Hỗ trợ
Chat ngay