Thứ ba, 07/08/2018 | 00:00 GMT+7

An toàn khi online với công nghệ bảo mật DNSSEC

Mã hóa bảo mật DNSSEC sẽ bảo vệ website và đảm bảo an toàn cho người truy cập bằng cách mở rộng hệ thống DNS, cung cấp cơ chế xác thực nhằm toàn vẹn từng vùng dữ liệu.

Hiện nay, tại Việt Nam có một số công ty là nhà đăng ký tên miền hỗ trợ DNSSEC một cách toàn diện nhất với nhiều đuôi tên miền khác nhau như .vn, .com, .net, .tv, .cc, .info, .org...Do đó, trong quá trình chọn lựa tên miền cho website của mình, bạn đọc cần tìm hiểu và nhờ tư vấn, hỗ trợ, kiểm tra xem tên miền đã hỗ trợ DNSSEC chưa để đảm bảo an tâm trong quá trình sử dụng.

1. DNS và DNSSEC

Trước khi tìm hiểu khái niệm DNSSEC, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu DNS trước để có cái nhìn tổng quan và khách quan hơn nhé! DNS là hệ thống nền tảng quan trọng, giúp người dùng có thể truy cập và sử dụng dịch vụ trên internet một cách an toàn hiệu quả. Máy chủ DNS sẽ thực hiện phân giải giữa tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. Không ngoa khi nói rằng, DNS chính là trái tim của mạng internet.

Hiện nay có nhiều cuộc tấn công, khai thác các lỗ hổng của hệ thống DNS một cách tinh vi, với quy mô lớn. Đặc biệt trong bối cảnh an toàn thông tin ngày càng trở nên quan trọng như hiện nay thì DNS rất dễ bị tấn công.

An toàn khi online với công nghệ bảo mật DNSSEC 1

DNS là nền tảng quan trọng giúp người dùng an toàn sử dụng Internet

Các dạng tấn công phổ biến DNS hiện nay có thể kể đến là là giả mạo master trong việc đồng bộ dữ liệu giữa các máy chủ DNS; spoofing master, spoofing update,...; chuyển hướng phân giải DNS người dùng sang DNS giả mạo; đầu độc bộ nhớ Cache DNS;...

Để giải quyết tình trạng này, những năm 1990, các giải pháp khắc phục DNS bị tấn công đã được nghiên cứu. Năm 1995, giải pháp giải pháp DNSSEC được công bố. Đến năm 2001 thì được xây dựng thành các tiêu chuẩn RFC dự thảo, và cuối cùng được IETF chính thức công bố thành tiêu chuẩn RFC vào năm 2005.

2. Giới thiệu về DNSSEC 

DNSSEC là gì?

DNSSEC là tên viết tắt của DNS Security Extensions, là tiêu chuẩn an toàn mở rộng cho hệ thống DNS, được định nghĩa trong các RFC 4033, 4034, 4035. Dựa trên mã hóa PKI để thêm chữ ký số vào câu trả lời truy vấn DNS. Truy vấn tên miền với hệ thống DNSSEC có bước xác thực sẽ được thiết lập kết nối an toàn, tin cậy đối với người sử dụng.

DNS thông thường sẽ không có công cụ để xác thực nguồn dữ liệu dựa trên các giao thức nên rất dễ bị giả mạo, làm sai lệch trong các tương tác giữa máy chủ DNS với các máy trạm hoặc máy chuyển tiếp. 

An toàn khi online với công nghệ bảo mật DNSSEC 2

Các cách sử dụng DNS nhằm truy cập dịch vụ trên Internet

Sự xuất hiện của công nghệ bảo mật DNSSEC sẽ hỗ trợ cho DNS bảo vệ, chống lại nguy cơ làm giả mạo, làm sai lệch nguồn dữ liệu. DNSSEC sẽ cung cấp một cơ chế có tính xác thực giữa các máy chủ DNS với nhau. Đồng thời, xác thực cho từng zone dữ liệu để đảm bảo dữ liệu được lưu trữ và bảo vệ một cách trọn vẹn.

Về bản chất, DNSSEC được cung cấp bởi các cơ chế có khả năng chứng thực, đảm bảo dữ liệu cho hệ thống DNS. Theo đó, DNSSEC đưa ra 4 loại bản ghi mới như sau:

- Thứ nhất, bản ghi khóa công cộng DNS (DNSKEY – DNS Public Key): được sử dụng để chứng thực zone dữ liệu.

- Thứ hai, bản ghi chữ ký tài nguyên (RRSIG – Resource Record Signature): được sử dụng để chứng thực cho các bản ghi tài nguyên trong zone dữ liệu.

- Thứ ba, bản ghi bảo mật kế tiếp (NSEC – Next Secure): được sử dụng trong quá trình xác thực đối với các bản ghi có cùng sở hữu tập các bản ghi tài nguyên hoặc bản ghi CNAME. Đồng thời, nó được kết hợp với bản ghi RRSIG để xác thực cho zone dữ liệu.

- Thứ tư, bản ghi ký ủy quyền (DS – Delegation Signer): được thiết lập chứng thực giữa các zone dữ liệu, sử dụng trong việc ký xác thực trong quá trình chuyển giao DNS.

DNSSEC có những tính năng nào?

DNSSEC đã thay đổi mô hình DNS từ mô hình mở thành mô hình dạng tin cậy và xác thực. Đặc biệt, không cung cấp confidentiality (không mã hóa) . Hiện tại, DNSSEC có các tính năng cơ bản sau:

- Chứng thực dữ liệu website trong quá trình gửi đi

- Bảo đảm trọn vẹn dữ liệu trong quá trình truyền đi

- Xác thực từ chối tồn tại

Một điều bạn nên biết là DNSSEC không làm thay đổi cấu trúc và nền tảng giao thức DNS. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp thêm chữ số vào câu trả lời truy vấn, người dùng tên miền được sử dụng DNSSEC để kiểm tra xác thực, dữ liệu một cách toàn vẹn và đảm bảo truy cập an toàn.

An toàn khi online với công nghệ bảo mật DNSSEC 3

DNSSEC kiểm tra và đảm bảo truy cập an toàn

Mục tiêu đặt ra là DNSSEC không làm thay đổi tiến trình truyền dữ liệu DNS và quá trình chuyển giao từ DNS cấp cao xuống các DNS cấp thấp. Đối với các máy trạm cần yêu cầu đáp ứng hỗ trợ các cơ chế mở rộng này. Một zone dữ liệu được ký xác thực sẽ chứa đựng một trong các bản ghi như RRSIG, DNSKEY, NSEC và DS.

Bằng cách tổ chức thêm những bản ghi mới và những giao thức đã được chỉnh sửa nhằm chứng thực nguồn gốc và tính toàn vẹn dữ liệu cho hệ thống, DNS đã được mở rộng thêm các tính năng bảo mật và được tăng cường độ an toàn, tin cậy nhất định. Từ đó, khắc phục được những nhược điểm của thiết kế sơ khai ban đầu. Chính sự đầu tư này vừa giúp đáp ứng được các yêu cầu thông tin định tuyến về tên miền, giao thức làm việc giữa các máy chủ DNS với nhau, vừa đáp ứng được các yêu cầu bảo mật, tăng cường khả năng dự phòng cho hệ thống bảo mật.

An toàn khi online với công nghệ bảo mật DNSSEC 4

Xác lập chuỗi sự tin cậy trong DNSSEC là cơ sở quan trọng

Việc xác lập được một chuỗi sự tin cậy trong DNSSEC, bắt đầu từ root đến zone được ký chính là cơ sở quan trọng để đảm bảo xác thực nguồn gốc và toàn vẹn dữ liệu trong DNSSEC. Bản ghi DS trong parent sẽ được sử dụng để xác thực public key của child. Sau khi được xây dựng, triển khai đầy đủ, một khi tin tặc tấn công hệ thống DNS, thực hiện hành vi chuyển hướng tên miền sẽ bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Chính quá trình này sẽ giúp việc truy cập vào các dịch vụ trên tên miền được đảm bảo xác thực, an toàn trước những nguy cơ tấn công.

3. Lợi ích khi sử dụng DNSSEC

- Hacker không thể lấy được các thông tin bảo mật của bạn.

- Bảo vệ website của bạn và đảm bảo an toàn cho người truy cập online.

- Chống lại nguy cơ giả mạo làm sai lệch thông tin dữ liệu quan trọng.

- Cung cấp cơ chế xác thực đảm bảo cho sự toàn vẹn cho từng zone dữ liệu.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu hơn phần nào về DNSSEC cũng như việc lựa chọn những tên miền có hỗ trợ DNSSEC để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng website. Đồng thời, đây cũng là cách để bạn có thể bảo vệ người dùng online của mình khi truy cập vào website.

Hiện nay, công ty GalaxyCloud.vn đã và đang cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền, miễn phí hỗ trợ DNSSEC cho tất cả mọi người dùng. Để đăng ký sử dụng DNSSEC, quý khách hàng có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kỹ hơn. 

GalaxyCloud.vn


Các tin cũ hơn:

GalaxyCloud hợp tác với Học viên ngoại giao phân tích dữ liệu Biển đông 2021-10-25
Hệ thống Theo dõi lộ trình và Quản lý Camera xe Toàn quốc, theo chuẩn 2021 Bộ giao thông 2021-10-20
Xem NVME kioxia fl6 series enterprise nvme gen 4 ssd slc 2021-09-25
Tạo Chứng chỉ Self-signed SSL certificate với nginx trên ubuntu 20.04.1 2021-09-23
Cài đặt SSH Key trên Server Rocky linux 8 2021-09-17
Cài đặt bảo mật cơ bản cho Server Rocky linux 8 2021-09-17
Cách cài Etherpad collaborative web editor trên ubuntu 20.04 2021-09-14
Cài đặt NodeJS trên Ubuntu 20.04 2021-08-09
Các Xu Hướng Công Nghệ Ngành F&B Bùng Nổ Trong Thời Gian Tới 2021-07-13
CẢNH BÁO NGUY CƠ TẤN CÔNG MẠNG VÌ LỖ HỔNG WINDOW TẠI VIỆT NAM 2021-06-29

Hỗ trợ
Chat ngay